HLV Park phải thích nghi với sự thay đổi của V-League 

Từ khi về Việt Nam làm HLV ông Park đã có rất nhiều ý kiến về vấn đề sử dụng cầu thủ nội và ngoại. Với nhiều ý kiến trái chiều thì việc tăng cường đất diễn cho tiền đạo nội ở V-League là điều chúng ta phải nghiêm túc cân nhắc. Bởi vì chúng ta cũng biết một trong những lý do tồn tại của hệ thống các giải vô địch quốc gia là xây dựng con người cho đội tuyển. Nhưng có được nhân tố tốt hay không là chuyện rất khác.

Cũng như Việt Nam thì bóng đá Thái Lan cũng từng có giai đoạn đứng giữa cầu thủ ngoại và nội. Khoan hãy nghĩ tới  những ý kiến của HLV Park “khẩn thiết” đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và (VPF) xây dựng cơ chế để các CLB sử dụng nhiều tiền đạo nội hơn. Chúng ta hãy nhìn sang Thái Lan nơi được xem là đối trọng trong mọi yếu tố dùng để so sánh với bóng đá Việt Nam.

Bóng đá Việt Nam và Thái Lan

Tuy các cầu thủ của đội tuyển quốc gia Thái Lan không có “đất diễn” ở Thai League. Nhưng điều này  không đồng nghĩa là cầu thủ Thái Lan không biết chơi tấn công khi họ thi đấu tại Đông Nam Á. Như các bạn cũng biết trong những năm qua bóng đá Việt Thái cạnh tranh khốc liệt và chưa có hồi kết. Dù tại thị trường bóng đá Thái có nhiều biến cố nhưng trong ba năm qua, thầy trò HLV Park Hang-seo từng bước tiến chiếm ngôi số một của Thái Lan nhưng cũng phải công bằng nhìn nhận rằng, trình độ giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn là một chín – một mười, chứ chưa thể nói đã vượt qua họ. 

Ngôi sao số một về khía cạnh tài năng ở Việt Nam hiện nay là Nguyễn Quang Hải. Nếu đặt cạnh Chanathip – hiện là trụ cột của CLB Hokkaido Consadole Sapporo ở giải Nhật Bản. Thì chắc chắn không thể nói là đã ngang bằng về đẳng cấp hay trình độ. Vì mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Các cầu thủ của Việt Nam có sự tinh tế. Sở hữu những phẩm chất kỹ thuật đáng ca ngợi. Nhưng bản lĩnh thi đấu và trình độ chơi bóng ở một tầm cao hơn thì chưa thể qua được cầu thủ Thái Lan.

Ý kiến của HLV Park

Thực tế cho thấy, việc HLV Park muốn V-League phải “đổi luật”. Và có quy định về số lượng cầu thủ ngoại và để cầu thủ nội được chơi bóng nhiều hơn. Trên hàng tiền đạo, khó có cơ sở để thực thi. Có mở rộng “cửa” thì chắc gì đã được như ý. Thay vì đề xuất cầu thủ nội được chơi nhiều hơn thì thầy Park đề xuất các CLB V-League cải tiến về lối chơi, thì tính khả thi còn cao hơn. Bởi, về lý thuyết, con người được tạo nên từ hoàn cảnh. Một cầu thủ rất giỏi về ghi bàn, nhưng nếu chơi bóng ở một CLB đề cao yếu tố phòng ngự, thì số cơ hội ghi bàn của anh ta sẽ khó mà cao.

park hang-seo

 

Trên thế trận Nếu một đội bóng chơi tấn công. Nhưng gặp một đối thủ chủ động phòng ngự. Thì dù có chiếm giữ bóng nhiều bao nhiêu. Cũng chưa chắc đưa được bóng vào lưới đối phương. Hiểu rộng hơn, giả sử như các lò đào tạo ở Việt Nam “sản xuất” ra nhiều tiền đạo giỏi. Nhưng các CLB trong nước lại đều chọn lối chơi thực dụng. Thì tự nhiên, vai trò của các tiền đạo sẽ không nổi bật như các tiền vệ hay hậu vệ.

Xu hướng khó thể thay đổi trong một sớm một chiều

Xu hướng sử dụng ngoại binh không phải là lý do khiến cho Việt Nam thiếu tiền đạo giỏi. Vấn đề nằm ở lối chơi có phần rập khuôn của V-League đây mới là vấn đề chúng ta cần suy xét. Đây là lý do Việt Nam không bao giờ thiếu thủ môn hay trung vệ giỏi. Nhưng các tiền vệ tấn công và tiền đạo thì thực sự là không có đất diễn. Nhất là khi mở cửa cho ngoại binh. Có lẽ, chẳng ở đâu mà số lượng các cầu thủ đá ở khu vực phòng ngự lại được bầu làm cầu thủ xuất sắc năm nhiều như tại giải Quả Bóng Vàng Việt Nam.  

vnp-tuyenvietnam4

Bởi vậy, dù HLV Park hay ai  “khẩn nài” thế nào. Thì khả năng V-League “đổi luật” cũng khó đem lại tác dụng hoàn hảo cho HLV Park. Cách dễ nhất là bản thân ông phải thích ứng với việc thiếu tiền đạo giỏi. Qua đó điều chỉnh chiến thuật thi đấu phù hợp. Đồng thời hy vọng các đồng nghiệp tại V-League dũng cảm hơn trong việc thay đổi huấn luyện của mình.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *