Các CLB đang yêu cầu VFF giải bài toán khó. Và buộc các nhà tổ chức giải phải đưa ra giải pháp trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 khó lường. Từ sau vòng 11 V-League, VPF chỉ thông báo cho 26 đội chuyên nghiệp tham gia V.League. Và giải hạng nhất sẽ tạm thời dừng vô thời hạn cho đến khi có thông báo mới.
Có khoảng 5 CLB bao gồm Nam Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng, SL Nghệ An yêu cầu bỏ giải để giảm thiệt hại. Sau một lần hồi tháng 3, V-League phải tạm dừng hơn hai tháng cũng vì tình hình dịch bệnh COVID-19. Hồi đấy, một vài CLB phải giảm lương cầu thủ hoặc chính các cầu thủ tự giảm lương để sẻ chia gánh nặng tài chính với cơ quan chủ quản.
Bất chấp các biến động của V-League 2020 làm liên quan đến số lượng trận đấu. Nhà tài trợ LS vẫn tiếp tục hợp đồng với giải đấu hàng đầu Việt Nam thêm 2 năm. Trong khi đó, sự trở lại của V-League, Bình Định đã có tài trợ khủng với mức 300 tỷ đồng/3 năm. Thay vì có một cuộc “tháo chạy hàng loạt” thì V-League cho chúng ta thấy sức hút của nó không giảm. Cùng Ncf.vn tìm hiểu sâu hơn nhé!
Nhiều CLB chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn
Trước thềm mùa giải 2020, 4 đội Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Dược Nam Hà Nam Định, Thanh Hóa chưa đáp ứng đủ các tiêu chí của AFC dành cho câu lạc bộ chuyên nghiệp. Bao gồm cơ sở vật chất, nhân sự, tài chính, tham dự đủ các giải trẻ, có chương trình phát triển bóng đá trẻ, kế hoạch hoạt động cộng đồng…
Theo quy định, các câu lạc bộ này sẽ không được phép tham dự sân chơi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tại Hội nghị Ban Chấp hành VFF lần thứ 4 khóa 8 diễn ra cuối năm 2019 đã thống nhất kéo dài lộ trình. Để các câu lạc bộ có điều kiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo yêu cầu của AFC. 4 câu lạc bộ nêu trên đều đã được đặc cách cấp phép để được tham dự V.League 2020.
Thực tế, bóng đá Việt Nam từng nhiều lần phải trả giá cho sự thiếu chuyên nghiệp đến từ các câu lạc bộ. Năm 2017, sau khi Quảng Nam vô địch V.League, đội bóng này đã không đảm bảo đủ điều kiện để tham dự sân chơi AFC. Do không đáp ứng tiêu chí.
Ngay như Hà Nội ở mùa giải vừa rồi cũng rơi vào cảnh tương tự. Các đội bóng như Thanh Hoá, Hà Nội… từng nhiều lần phải chọn sân Mỹ Đình làm sân nhà. Khi tham dự đấu trường AFC Champions League và AFC Cup do cơ sở vật chất, sân bãi không đảm bảo tiêu chuẩn.
Câu lạc bộ Thanh Hoá từng nhiều lần đứng trước nguy cơ bỏ giải
Chủ tịch VPF từng thừa nhận rằng, bóng đá Việt Nam chưa chuyên nghiệp bởi bản thân các câu lạc bộ chưa chịu chuyên nghiệp. Ông Tú từng than thở rằng, nếu để xét đến tất cả tiêu chí; để đảm bảo tổ chức một trận đấu nhiều đội không đáp ứng được hết. Nhưng với đặc thù của địa phương và cả bóng đá Việt Nam thì vẫn phải tổ chức.
Để thay đổi được tư duy của các câu lạc bộ là điều mà VPF mong mỏi. Thế nhưng gặp quá nhiều rào cản.Thanh Hoá là 1 trong 4 đội bóng được đặc cách để được tham dự V.League 2020. Nhưng lại là đội đòi bỏ giải giữa chừng. Xét về động cơ, có thể thấy đó là một hành động khá tiêu cực. Tuy nhiên nhìn về hiện tượng đó là một bài học đáng suy ngẫm cho VFF, VPF.
Dịch COVID-19 đang khiến bóng đá Việt Nam bị ảnh hưởng lớn khi phải hoãn đến lần thứ 2. Thế nhưng cũng từ đây đã phơi bày thực trạng trần trụi về việc bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Khi quá thiếu tính chuyên nghiệp, không kiếm được tiền và dựa vào sự bao cấp. Thế nên một đội bóng như Thanh Hoá mới có thể biến V.League thành “cái chợ”. Để có thể tính chuyện bỏ giải bất kỳ lúc nào.
Nguồn: Hanoifc.com.vn