Nỗi niềm V.League và câu chuyện bóng đá Thái Lan vay tiền “để tồn tại”

Nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng phát của dịch Coronavirus 2019. Đại dịch COVID-19 không chỉ gây ra nỗi đau thương mất mát mà còn tàn phá nặng nề nền kinh tế lớn nhất trong lịch sử trên toàn cầu. Bóng đá cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Các giải đấu hầu hết đã bị tạm ngưng để thực hiện lệnh giản cách của chính phủ.

Nhờ thực hiện tốt việc đối phó với đại dịch mà Việt Nam đã có thể tổ chức các trận đấu trở lại nhưng với tình trạng bốn góc khán đài trống khán giả. Tình trạng hoãn hoặc thi đấu không khán giả đã gây ra tổn thất kinh tế to lớn cho các câu lạc bộ, nguồn thu từ tiền vé, phụ kiện đi kèm đẩy một số câu lạc bộ trong nước với tiềm lực kinh tế nhỏ hơn đến bờ vực giải thể.

Tại Thái Lan, với tình trạng dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, liên đoàn bóng đá Thái Lan buộc phải tạm dừng giải đấu gần 4 tháng gây ra khoản thô lỗ lớn khiến cho FAT phải đưa ra kế hoạch vay tiền để duy trì giải đấu xuất phát từ tiền bản quyền. Với nguồn lợi hàng chục tỉ đồng mỗi năm từ tiền bản quyền truyền hình mà các câu lạc bộ Thaileague sẽ nhận nếu không có sự cản trở của đại dịch đặt ra thách thức lớn cho công tác tổ chức của bóng đá Việt Nam với mục tiêu đưa V.league lên chuyên nghiệp.

FAT phải lên phương án “vay tiền” xuất phát từ tiền bản quyền truyền hình

Thai-League-hinh-anh

Việc các đội bóng Thái Lan lâm cảnh túng quẫn chủ yếu đến từ việc họ mất các nguồn thu lớn, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thai League đã bị tạm ngưng gần 4 tháng và chỉ trở lại ngày 12.9 tới. Điều đó khiến các đội bóng không có tiền tài trợ, bán vé, vật phẩm…Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất khiến FAT phải lên phương án “vay tiền” xuất phát từ tiền bản quyền truyền hình.

TrueVisions – đơn vị nắm bản quyền các giải đấu tại Thái Lan không chịu chi 800 triệu baht (hơn 600 tỉ đồng) khi FAT quyết định thay đổi định dạng Thai League. Họ chỉ đồng ý phát sóng các trận đấu đến hết ngày 25.10.2020, trong khi giải đấu sẽ kéo dài đến tận tháng 5.2021. Không có tiền bản quyền truyền hình, các câu lạc bộ Thai League sẽ chỉ nhận 1 phần rất nhỏ trong số 31 tỉ đồng/đội từ tiền bản quyền truyền hình. Đây là số tiền gần bằng với mức kinh phí tối thiểu 35 tỉ đồng, để một đội V.League duy trì hoạt động.

Các câu lạc bộ tại Việt Nam chưa kiếm được tiền từ bản quyền truyền hình

Viet-League-hinh-anh

Việc Thai League kiếm hàng trăm tỉ đồng/mùa từ bản quyền truyền hình. Vẫn là điều mà VPF – đơn vị điều hành V.League vẫn chưa làm được. Thực chất, số tiền VPF thu được từ bản quyền truyền hình rất thấp. Việc phát sóng các trận đấu tại V.League thông qua phương thức trao đổi. Khi các nhà đài quy đổi 15 phút quảng cáo cho các nhà tài trợ của VPF trong khoảng thời gian nghỉ giữa hai hiệp.

Căn cứ vào số tiền tài trợ nhận được, cuối mùa VPF sẽ chi ra một số tiền hỗ trợ cho các đội bóng. Con số này không đáng là bao. Chẳng hạn ở V.League 2015, VPF chi 11,4 tỉ đồng căn cứ vào thứ hạng các đội. Đội cuối bảng Đồng Nai năm đó nhận 400 triệu đồng. Sau khi trừ các chi phí về thẻ phạt, án phạt… Cũng như tiền ký quỹ 500 triệu đồng/đội, họ thậm chí còn lỗ vài trăm triệu đồng.

Điều đó vẫn chưa thay đổi ở những mùa gần đây. Đội Quảng Nam chia sẻ ở V.League 2019, họ chỉ nhận vài trăm triệu đồng. Số tiền chẳng thấm vào đấu so với chi phí hoạt đồng lên đến hàng chục tỉ đồng của họ. Nói cách khác, các đội bóng Việt Nam vẫn chưa tự nuôi sống được mình thông qua bóng đá. Họ vẫn phụ thuộc vào tiền tài trợ, ngân sách hay của các ông bầu.

Thai League vượt xa về mức độ chuyên nghiệp, đặc biệt là khoản kiếm tiền

Muốn V.League bán được bản quyền truyền hình với giá cao, giúp các đội kiếm được hàng chục tỉ đồng/mùa. VPF bắt buộc phải tạo ra một sản phẩm tốt – chính là các trận đấu. Để thu hút các đối tác. Điều này, VPF vẫn chưa làm được. So với Thai League, vấn đề kiếm tiền của các đội bóng Việt Nam lẫn VPF nan giải hơn nhiều. Chuyện tiền nong của các đội Thai League chỉ là vấn đề trước mắt. Năm 2021, khi gói bản quyền trị giá 400 triệu USD (hơn 9.500 tỉ đồng) có hiệu lực. Các đội bóng tại đây sẽ sớm vượt qua cơn khủng hoảng.

Còn V.League và các đội bóng Việt Nam, đó vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Nguồn: Hanoifc.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *